Tỷ giá ngoại tệ 2/2 tăng, giá dầu tăng nhờ OPEC tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng

Tỷ giá USD hôm nay (2/2) tăng so với yen Nhật trong phiên giao dịch sớm tại châu Á. Giá vàng đi ngang trước khi Mỹ công bố số liệu việc làm tháng 1. Trong khi đó, giá dầu tăng nhờ OPEC tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Trên thị trường chứng khoán Mỹ, Dow Jones tăng điểm trong khi S&P 500 và Nasdaq giảm điểm.
ty gia usd hom nay 22 tang gia dau tang nho opec tuan thu thoa thuan giam san luong
Bảng cập nhật tỷ giá ngoại tệ, giá dầu, vàng, và chứng khoán Mỹ. Tổng hợp: Trường Giang.
Tỷ giá USD hôm nay tăng 0,02% so với yen Nhật lên 109,42 yen vào lúc 5h30 (giờ Việt Nam)
Chỉ số USD, cho biết sức mạnh của đồng USD thông qua diễn biến tỷ giá giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt còn lại, giảm 0,52% xuống 88,64 điểm.

Tỷ giá euro so với đồng bạc xanh giảm 0,02% xuống 1,2507 USD. Trong khi đó, tỷ giá đồng bảng Anh tăng 0,01% lên 1,4265 USD.

Trên thị trường Việt Nam, tỷ giá USD chợ đen mua vào và bán ra lần lượt ở 22.700 VNĐ/USD và 22.720 VNĐ/USD. Tỷ giá trung tâm ngày 1/2 giảm 10 đồng xuống còn 22.431 đồng đổi 1 USD.

Giá USD ngày hôm qua tiếp tục giảm so với các đồng tiền chính trong rổ tiền tệ quốc tế, trong khi đồng euro tăng giá do tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về triển vọng kinh tế khu vực eurozone.

Đồng USD mất giá 3,25% trong tháng 1, mức giảm tháng cao nhất kể từ tháng 3/2016. Trước đó, vào ngày 31/1, giá USD tăng chớp nhoáng sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho biết lạm phát có thể tăng trong năm nay, khiến nhà đầu tư hy vọng Fed sẽ giữ các đợt tăng lãi suất trong năm 2018.

Trong khi đó, giá euro chạm đỉnh ba năm trên 1,25 USD và tăng 3,54% trong tháng 1 giữa kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ trong năm nay.

Giá bảng Anh hôm qua tăng ngày thứ ba liên tiếp do nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ theo đuổi chính sách diều hâu trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới. BoE mới chỉ tăng lãi suất một lần duy nhất so với 5 lần của Fed kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Nhận xét