Bộ NN&PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó xuất khẩu gạo đạt gần 2 tỷ USD.
Cụ thể, tính đến tháng 7, khối lượng xuất khẩu gạo dự báo tăng 12,2% lên 3,87 triệu tấn, với giá trị xuất khẩu tăng 29,2% lên 1,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu gạo mạnh trong 6 tháng đầu năm gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Iraq và Hồng Kông .
Trong tháng 7, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhẹ; tiêu thụ lúa gạo từ các doanh nghiệp xuất khẩu còn chậm.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL trong tuần tính đến ngày 26/7. Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Bộ NN&PTNT cho biết thêm, nhu cầu xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp đã hoàn tất giao hàng theo các hợp đồng tập trung với Indonesia, Malaysia.
Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước sẽ sôi động vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng từ các thị trường nhập khẩu. Trong tuần trước, giá gạo 5% tấm xuất khẩu không thay đổi, duy trì ở mức 390 - 395 USD/tấn, với hoạt động thương mại chậm lại, chủ yếu là do mưa lớn ảnh hưởng tới quá trình thu hoạc vụ Hè Thu.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức thấp cũng do nguồn cung thu hoạch lúa Hè Thu đang tăng. Các thương nhân cho biết, người nông dân ở ĐBSCL, khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất của Việt Nam, đã thu hoạch khoảng 50% vụ Hè Thu.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ đã phục hồi vào tuần trước nhờ nhu cầu tăng lên. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đã tăng 3 USD/tấn lên 389 - 393 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/4/2017 trong tuần trước. Trung Quốc đã cho phép thêm 5 nhà chế biến gạo của Ấn Độ xuất khẩu gạo sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Mỹ leo thang.
Xem thêm https://www.linkedin.com/company/giagaohomnay/
Giá gạo Thái Lan đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, với mức trung bình đạt 382,5 USD/tấn.
Nhận xét
Đăng nhận xét