Nhìn lại những dấu ấn trong 7 ngày đầu tiên của phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại PVN và PVC...
Kết thúc ngày 14/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã đi được gần nửa chặng đường. Tòa vẫn xét xử trong buổi sáng ngày Chủ Nhật (14/1).
Trong phiên sáng nay, các bị cáo đã kết thúc phần tự bào chữa cho mình, cùng nhìn lại dấu ấn của 7 ngày xét xử đầu tiên phiên toàn Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm…
Bị cáo Đinh La Thăng trong ngày đầu tiên hầu tòa (Ảnh: TTXVN)
Ngày 8/1: Nhiều bị cáo nhận thấy HĐ EPC 33 có vấn đề nhưng vẫn phải thực hiện do sức ép từ cấp trên
Trong ngày đầu tiên xét xử, luật sư Tuấn, người bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực (Nguyên Tổng giám đốc PVN), cho biết, đã thu thập được một số chứng cứ gỡ tội cho thân chủ.
Bị cáo Vũ Đức Thuận (Nguyên Tổng giám đốc PVC) khai ký hợp đồng EPC 33 nhằm mục đích tạo công ăn việc làm cho PVC, trong khi bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (Nguyên phó Chủ tịch HĐQT PVC) khai không biết và không được tham gia thảo luận về hợp đồng này.
Bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (Nguyên Phó TGĐ PVN) và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (Nguyên Phó TGĐ PVN) cho biết đã nhận thấy vấn đề của hợp đồng EPC số 33. Các bị cáo khác khai thực hiện hành vi sai phạm do nhận mệnh lệnh chỉ đạo, sức ép từ cấp trên…
Ngày 9/1: Việc chỉ định PVC là chủ trương đúng, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Tại ngày xét xử thứ 2, bị cáo Trịnh Xuân Thanh với tư cách là Chủ tịch HĐQT PVC thời điểm đó khai đã biết PVC không đủ điều kiện nhận thầu, nhưng chỉ có PVC và Lilama là 2 nhà thầu trong nước đủ khả năng thực hiện dự án.
Khi bị hỏi tại sao lại chỉ định PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Thăng khai việc chỉ định PVC xuất phát từ chủ trương của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển Tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2015, đến 2025 đưa dầu khí thành tập đoàn kinh tế mạnh.
Tuy nhiên bị cáo cũng cho rằng, nhìn lại vụ án trong bối cảnh 10 năm về trước bị cáo có nóng vội, có lúc quá quyết liệt dẫn đến nhiều lúc quyết định sai.
Bị cáo Thăng cho biết suốt quá trình điều tra bị cáo cũng nhận trách nhiệm trước cơ quan điều tra, trách nhiệm người đứng đầu. Ngoài ra, bị cáo Thăng cũng thừa nhận mình có trách nhiệm trong việc thiếu kiểm tra, đôn đốc nắm bắt thông tin.
Trong phiên xét xử chiều 9/1, đáng chú ý là việc bị cáo Trịnh Xuân Thanh phủ nhận tham ô số tiền 4 tỷ đồng tại PVC.
Ngày 10/1: Luật sư truy vấn giám định viên về cách tính thiệt hại trong đại án Đinh La Thăng
Để làm rõ một số vấn đề trong công tác giám định luật sự bào chữa cho các bị cáo đã có màn đối chất cùng giám định viên về kết quả xác định thiệt hại do các bị cáo gây ra.
Giám định viên cho hay bản giám định ông đưa ra là kết luận thành phần và thực hiện trên cơ sở trưng cầu giám định của cơ quan điều tra. Cơ sở, cách tính, thành phần tính đã gửi cơ quan điều tra, tòa án. Căn cứ vào đó, việc giám định thiệt hại số tiền tạm ứng, chi sai mục đích đã tính toán hợp lý, có tình có lý.
Trước những câu trả lời chung chung từ phía giám định viên, luật sư bào chữa có phần không vừa ý. Khi được xét hỏi các bị cáo cũng đều tỏ ý không thỏa mãn đối với cách tính mức độ thiệt hại của giám định viên.
Cũng trong phiên xét xử ngày 10/1, bị cáo Vũ Huy Quang (Nguyên Tổng giám đốc PV Power) khai, do áp lực thúc ép từ phía Tập đoàn nên dù biết hợp đồng EPC 33 chưa đủ điều kiện nhưng bị cáo vẫn ký.
Nhận xét
Đăng nhận xét