Ba điểm bất thường khiến khách hàng sập bẫy sở hữu kỳ nghỉ

Mô hình sở hữu kỳ nghỉ từng thu hút nhiều khách hàng rót tiền tham gia, nhưng có nhiều điều khoản gây bất lợi lớn cho bên mua.

Theo hồ sơ VnExpress thu thập được, số lượng khách hàng đang gửi đơn tố cáo khắp nơi để phản ánh loại hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có nhiều dấu hiệu bất thường lên đến hàng chục người.

Đây là loại hình sở hữu kỳ nghỉ được chào mời cùng dự án nghỉ dưỡng cụ thể tại Việt Nam. Dự án có diện tích 30,24 ha nằm ở Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD. Chủ đầu tư dự án đã thành lập Câu lạc bộ để người ký hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có thể được hưởng thụ lưu trú tại các khách sạn trong hệ thống ở nhiều nơi, ngay cả khi dự án chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Doanh nghiệp hứa hẹn đưa ra cơ hội khả năng trao đổi kỳ nghỉ giữa những người sở hữu với nhau thông qua các tổ chức trao đổi kỳ nghỉ uy tín nhất trên thế giới. Số tiền mà khách hàng phải đóng để sở hữu kỳ nghỉ này tầm 400-500 triệu đồng.

Điểm chung của các trường hợp gửi đơn tố cáo này, theo những người bỏ tiền vào mô hình sở hữu kỳ nghỉ cho biết, là hợp đồng đã được bên bán soạn sẵn, không có ngoại lệ thương lượng điều chỉnh thêm. Môi giới chào mời bằng thủ đoạn gian dối với nhiều thông tin thổi phồng sai sự thật và việc ký kết diễn ra trong sự hối thúc, khách hàng có rất ít thời gian để suy nghĩ, đọc kỹ hợp đồng.

Tuy nhiên, cái bẫy lớn nằm ở chỗ một khi nhà đầu tư đã ký tên và xuống tiền cọc thì không còn cách nào đổi ý hoặc việc đòi lại tiền cực kỳ gian truân, thậm chí là bất khả thi. Dưới đây là 3 điểm bất thường của loại hợp đồng này mà bất cứ khách hàng nào quan tâm đến mô hình sở hữu kỳ nghỉ cũng nên lưu ý để phòng tránh rủi ro.

ba-diem-bat-thuong-khien-khach-hang-sap-bay-so-huu-ky-nghi
Một mô hình sở hữu kỳ nghỉ tại Nha Trang đang bị khách hàng tố cáo sử dụng hợp đồng có quá nhiều điều khoản gây bất lợi lớn cho bên mua. Ảnh minh họa: simplemost.com

Người mua không được bồi thường

Điều khoản vi phạm hợp đồng chỉ đứng về bên bán và gây bất lợi hoàn toàn cho bên mua. Cụ thể, trong mọi trường hợp, khách nghỉ dưỡng không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và công ty không có nghĩa vụ hoàn trả tiền đặt cọc cho khách nghỉ dưỡng.

Nếu công ty không thể khai trương kỳ nghỉ vì lý do nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty, thì doanh nghiệp có quyền gia hạn thêm thời gian. Trường hợp công ty không thể hoàn thành nghĩa vụ trong thời gian được gia hạn, việc chấm dứt hợp đồng chỉ gói gọn trong việc hoàn lại tiền cọc, đây là khoản bồi thường duy nhất, công ty không trả thêm bất cứ khoản tiền nào khác.

Điều khoản này có nghĩa là, trong tình huống dự án chậm tiến độ, chưa khai trương đúng hạn hay không thể về đích, khách hàng không được bồi thường trượt giá hay mất chi phí cơ hội đối với số tiền đã rót vào mô hình sở hữu kỳ nghỉ.

Tranh chấp giải quyết tại nước ngoài

Mặc dù hợp đồng hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ khẳng định được điều chỉnh và giải thích bởi pháp luật Việt Nam nhưng nếu có phát sinh tranh chấp, việc giải quyết tranh chấp sẽ thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Điều khoản về luật điều chỉnh và tranh chấp trong hợp đồng này quy định, bất kỳ tranh chấp nào không được giải quyết thông qua thương lượng thiện chí, sẽ được giải quyết bằng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).

Theo đó, dù hợp đồng được ký theo pháp luật Việt Nam, quá trình xử lý tranh chấp phải tuân theo các quy tắc trọng tài của SIAC có hiệu lực tại thời điểm giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết bằng trọng tài sẽ diễn ra tại Singapore và được thực hiện bằng tiếng Anh, khách hàng muốn kiện doanh nghiệp chắc chắn phải chịu không ít kinh phí tốn kém tại nước ngoài. 

Khách hàng không được tự ý chuyển nhượng kỳ nghỉ

Trong hợp đồng này có điều khoản quy định khách nghỉ dưỡng không có quyền chuyển nhượng, chuyển giao các quyền và nghĩa vụ cho bất kỳ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý bằng văn bản của công ty.

Nhận xét